Để tránh khỏi những bỡ ngỡ, băn khoăn khi kinh doanh hàng hóa trên Shopee, bạn hãy cập nhật ngay top 9 kinh nghiệm bán hàng trên Shopee dành cho người mới bắt đầu.
Mỗi sàn thương mại điện tử thường sẽ có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trước khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ các kinh nghiệm từ người đi trước để có được cho mình các chiến lược kinh doanh cụ thể. Hôm nay, Chanda Media sẽ giới thiệu tới bạn top 9 kinh nghiệm bán hàng hiệu quả trên Shopee mà bất cứ người bán nào cũng có thể áp dụng.
Kinh nghiệm 1: Tính toán chi tiết các khoản phí Shopee
Khi bắt đầu kinh doanh trên sàn Shopee, bạn cần hiểu rõ về các khoản chi phí để tính toán và lên kế hoạch kinh doanh phù hợp. Đây là điều cốt lõi để bạn có thể quản lý được tài chính và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Các khoản chi phí cơ bản của Shopee sẽ bao gồm: Phí cố định, Phí thanh toán và Phí dịch vụ. Cách tính các loại chi phí này, hãy xem tại bài [2023] Cập nhật các loại phí Shopee MỚI NHẤT người bán hàng ai cũng cần nắm rõ
Tính toán chi phí là bước không thể thiếu trong kinh doanh
Kinh nghiệm 2: Tính toán giá thành sản phẩm hợp lý
Lượng khách tiềm năng trên Shopee đa phần là giới trẻ và mẹ bỉm sữa. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình các sản phẩm phù hợp. Đặc biệt là chú ý giá thành để thu hút lượng lớn người quan tâm mua sắm.
Mở một gian hàng trên Shopee rất dễ nên cửa hàng của bạn cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn. Sự cạnh tranh về giá là cực kỳ khốc liệt. Dù vậy, bên cạnh việc tính toán giá thành hợp lý, bạn cũng cần chú ý xây dựng sự uy tín và niềm tin vào thương hiệu, minh bạch nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đó mới là bài toán dài hạn cho người kinh doanh trên Shopee.
Kinh nghiệm 3: Chọn loại shop phù hợp
Shopee có 3 loại cửa hàng dành cho người bán là Shopee Marketplace, Shopee Mall và Shopee Supermarket. Trong đó, mỗi shop có đặc điểm riêng.
- Shopee Marketplace: Đây là shop thường và là loại shop thông dụng nhất hiện nay, Shopee Marketplace cho phép đăng bán đa dạng các sản phẩm trừ những sản phẩm nằm trong danh sách bị cấm của Shopee.
- Shopee Mall: Shopee Mall là loại cửa hàng dành riêng cho các thương hiệu lớn hay các đại lý được ủy quyền phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Shopee Mall thường đem đến độ tin cậy cao cho khách hàng và được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
- Shopee Supermarket: Đây là nền tảng dành cho các nhà phân phối được ủy quyền tại thị trường Việt Nam. Bạn có thể bán các sản phẩm như thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng cần thiết.. trên loại shop này.
Tùy vào nhu cầu của bản thân và sản phẩm bán, hãy chọn cho mình loại shop phù hợp.
Hãy chọn lựa loại Shop phù hợp với doanh nghiệp của bạn trên Shopee
Kinh nghiệm 4: Đăng ảnh sản phẩm đẹp, thu hút
Hiện nay, các shop đang “chạy đua” trong việc tạo ra những hình ảnh sản phẩm đẹp, thu hút. Các sản phẩm có ảnh trực quan thường ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi khách hàng và khả năng mua hàng. Vì vậy, các gian hàng trên Shopee không nằm ngoài xu hướng đó. Khi khách hàng ghé thăm shop của bạn, những hình ảnh sản phẩm rõ ràng, sắc nét, thu hút, đúng kích thước tiêu chuẩn, không bị méo cũng giúp khách chọn mua sản phẩm của bạn dễ dàng hơn.
Khi chụp ảnh, bạn nên chú ý tới ánh sáng, màu sắc, bố cục ảnh để tạo nên một bức ảnh đẹp.
Kinh nghiệm 5: Tham gia các chương trình của Shopee
Shopee cũng dành rất nhiều chương trình cho người bán. Vì vậy, đừng ngại ngần tham gia các chương trình của Shopee để có thể tiếp cận tới các khách hàng mới. Bạn chỉ cần truy cập vào website banhang.Shopee.vn > Chọn Kênh Marketing > Truy cập Chương trình của Shopee > Chọn Đăng ký sản phẩm/Đăng ký mã giảm giá để tham gia.
Tại đây bạn có thể chọn lựa có chương trình khuyến mại, mã giảm phù hợp sản phẩm của mình.
Kinh nghiệm 6: Sử dụng tính năng Marketing của Shopee
Kênh Marketing Shop cũng sẽ cung cấp cho các bạn các công cụ cần thiết để Marketing cho shop của mình.
Ví dụ như tạo mã giảm giá, voucher của riêng shop, tạo Combo sản phẩm khuyến mại, tạo chương trình giảm giá riêng, tạo chương trình mua kèm deal sốc, thiết lập hoạt động tích xu trên shop, game của shop, ưu đãi Follower,…
Tất cả các tính năng này đều có sẵn. Vì vậy, hãy truy cập vào website banhang.Shopee.vn > Chọn Kênh Marketing > Công cụ Marketing và chọn cho mình các chương trình phù hợp.
Kinh nghiệm 7: Tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ ship của Shopee
Đối với những khách hàng mua ở những kênh khác ngoài Shopee, bạn cũng có thể gợi ý khách đặt hàng qua kênh Shopee để được hỗ trợ phí ship. Shopee có chính sách hỗ trợ giá ship đi các tỉnh rất tốt, điều này sẽ giúp khách hàng giảm được tối đa các khoản chi phí vận chuyển và yêu quý shop hơn.
Tận dụng tối đa các chính sách ship của Shopee để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Đặc biệt, đặt hàng trên cửa hàng trên Shopee cũng đem tới sự an tâm mua sắm và sự uy tín nhất định cho thương hiệu.
Kinh nghiệm 8: Chạy quảng cáo Shopee
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn cũng nên chạy quảng cáo trên Shopee để thu hút người quan tâm tới shop của bạn. Bạn có thể chọn một số loại hình quảng cáo sau trên Shopee:
- Quảng cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm
- Quảng cáo Khám Phá
- Quảng cáo Tìm Kiếm Shop
Tuy nhiên, các loại quảng cáo này sẽ không được chạy cho các sản phẩm nhạy cảm như rượu, thuốc lá,… bạn cần đặc biệt chú ý tới các quy định của Shopee trước khi chạy một chiến dịch nào đó.
Kinh nghiệm 9: Quan sát thị trường, lựa chọn đúng xu thế
Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát thị trường để nắm bắt các xu thế mới nhất. Các sản phẩm theo xu thế luôn đem lại nguồn thu khổng lồ cho người bán. Tuy nhiên, bạn cũng cần đánh giá đúng nhu cầu thị trường để tính toán lượng hàng nhập tùy từng thời điểm.
Trên đây là 9 kinh nghiệm bán hàng trên Shopee dành cho người mới bắt đầu, hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể xây dựng cho mình một cửa hàng kinh doanh hiệu quả, tối ưu lợi nhuận và doanh thu.