Hiện nay, truyền thông Marketing tích hợp đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các doanh nghiệp. Vậy truyền thông Marketing tích hợp là gì, hãy cùng Chanda Media tìm hiểu trong bài dưới đây.
Truyền thông Marketing tích hợp là gì?
Theo Armstrong & Kotler 2005, Truyền thông tích hợp (IMC) là việc triển khai các hoạt động Marketing về sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu trong đó các hoạt động có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải các thông điệp rõ ràng, nhất quán, xuyên suốt và có tính thuyết phục đến khách hàng mục tiêu.
Truyền thông tích hợp (IMC) đem tới thông điệp rõ ràng, nhất quán, xuyên suốt
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt như hiện nay, Truyền thông Marketing tích hợp đem đến những lợi thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp.
- Kế hoạch có tầm chiến lược, phục vụ được các kế hoạch dài hạn lẫn ngắn hạn của doanh nghiệp
- Truyền thông tích hợp giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu chỉn chu, chuyên nghiệp.
- Truyền thông tích hợp giúp tăng nhận thức về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, truyền tải trọn vẹn thông tin sản phẩm tới khách hàng.
- Truyền thông tích hợp cũng là cách hoàn hảo giúp kể câu chuyện thương hiệu
- Kế hoạch truyền thông tích hợp sẽ phân phối sản phẩm đến đại lý trung gian, bán lẻ, thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Tạo niềm tin và lòng trung thành nơi khách hàng.
Ưu – nhược điểm của truyền thông Marketing tích hợp
Ưu điểm
- Tăng nhận thức thương hiệu nhanh chóng: Truyền thông Marketing tích hợp giúp truyền tải 1 thông điệp lặp lại nhiều lần sẽ giúp người xem chú ý tới thương hiệu, tăng nhận thức thương hiệu.
Tăng nhận thức thương hiệu
- Tiết kiệm chi phí: Truyền thông Marketing tích hợp giúp truyền tải 1 thông điệp trên nhiều kênh, giúp tối ưu nguồn lực truyền thông, tiết kiệm thời gian và công sức khi thực thi. Đặc biệt là việc triển khai truyền thông Marketing tích hợp trên các kênh có sẵn, cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
- Độ phủ rộng: Truyền thông Marketing tích hợp thường ưu tiên truyền tải trên nhiều kênh truyền thông. Vì vậy, bài đăng, thông điệp có thể truyền tải tới nhiều người hơn.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Khách hàng có thể có thêm các cơ hội để tương tác với thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
- Tạo dựng lòng tin với khách hàng: Thông điệp rõ ràng, dễ gây đồng cảm còn giúp khách hàng yêu thích thương hiệu hơn và trung thành với thương hiệu mình thích.
Nhược điểm
- Yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận: Kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp sẽ yêu cầu sự kết hợp của nhiều bộ phần khác nhau. Vì thế, trước khi bắt đầu một kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp, các bộ phận sẽ cần ngồi lại, họp bàn và thống nhất các quy trình, thời gian một cách tỉ mỉ và chính xác.
- Yêu cầu hệ thống kết nối thông tin rành mạch, dễ dàng: Vì được thực hiện bởi nhiều bộ phận, các kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp cũng đòi hỏi các bộ phận cần thống nhất các phương thức liên lạc thông tin. Các quy trình liên lạc cần được diễn ra rành mạch, dễ dàng, tránh tình trạng thất thoát thông tin hay sai lệch thông tin.
- Khó đo lường ROI: ROI là tỷ lệ lợi nhuận kiếm được trên tổng chi phí đầu tư. Một kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp rất khó đo lường được chính xác tỷ lệ ROI vì chủ yếu dựa trên lượt hiển thị thông điệp tới cho khách hàng.
- Chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn: Kế hoạch truyền thông tích hợp thường chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có đủ các nguồn lực truyền thông. Đây là quá trình truyền thông tốn thời gian và công sức. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ nên cân nhắc thật kỹ trước khi có ý định triển khai.
6 điều cần lưu ý khi triển khai truyền thông Marketing tích hợp
- Xác định rõ mục tiêu truyền thông của kế hoạch.
- Phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng một cách chi tiết.
- Tìm hiểu kỹ Insight khách hàng.
- Tạo ra Big Idea trước khi triển khai kế hoạch.
- Lên kế hoạch thật chi tiết cho từng chiến dịch bao gồm thời gian, ngân sách, các kênh sử dụng…
- Đừng quên đo lường hiệu quả, đánh giá và tối ưu kế hoạch một cách sát sao
Doanh nghiệp cần có mục tiêu và phương thức triển khai rõ ràng, hiệu quả
“Bật mí” 6 công cụ “không thể thiếu” trong truyền thông Marketing tích hợp
Công cụ 1: Quảng cáo (Paid Advertising)
Quảng cáo đang là công cụ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Quảng cáo giúp các thông điệp của doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đến đông đảo người dùng. Các hình ảnh bắt mắt giúp in sâu thông điệp tới người dùng.
Hiện nay, các công ty đang ứng dụng công cụ Quảng cáo dưới nhiều hình thức như:
- Quảng cáo tại điểm bán: hội chợ, POSM, sự kiện, triển lãm…
- Quảng cáo in ấn: tờ rơi, tạp chí, phiếu thông tin, sách hướng dẫn…
- Quảng cáo ngoài trời: banner, phướn, poster,…
- Quảng cáo điện tử: Các quảng cáo trên TV, Radio, quảng cáo trực tuyến…
- Quảng cáo trực tiếp: Email, gọi điện…
Công cụ 2: Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing) là phương pháp Marketing sẽ tiếp cận khách hàng bằng cách gửi thông điệp trực tiếp. Các thông điểm được đưa trực tiếp tới nhóm khách hàng tiềm năng qua email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại, thư, quảng cáo trực tiếp,…
Phương pháp này thường được sử dụng để tìm kiếm khách hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài. Từ đó, tiếp thị trực tiếp sẽ giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, hãy cung cấp các thông tin giá trị và hữu ích tới cho khách hàng của mình. Điều này giúp khách hàng của bạn không bị cảm thấy bị quấy rầy hay làm phiền vì quá nhận được quá nhiều thông tin quảng cáo.
Công cụ 3: Khuyến mại (Promotion)
Hoạt động Khuyến mại (Promotion) là các hoạt động nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía khách hàng khi thực thi một kế hoạch truyền thông, tích hợp. Mục tiêu của hoạt động Khuyến mại là thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng của công ty.
Các hoạt động Khuyến mại có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo (như quảng cáo trên TV, báo chí, đài phát thanh, trang mạng), các hoạt động quan hệ công chúng (PR) như tổ chức sự kiện, các chương trình khuyến mại (ví dụ như giảm giá, quà tặng), các chương trình thưởng khách hàng thường xuyên (Loyalty program), các hoạt động bán hàng cá nhân (Personal selling) như giới thiệu sản phẩm và các hoạt động trực tuyến (Online Marketing) như email marketing, quảng cáo trực tuyến.
Tuy nhiên, các hoạt động này cũng có những mặt hạn chế như chi phí cao, khó đo đếm hiệu quả, gặp những sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, hay việc khó tìm ra các phương thức Khuyến mại phù hợp với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
Công cụ 4: Quan hệ công chúng (PR)
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng các hoạt động Quan hệ công chúng (PR) để xây dựng và duy trì một hình ảnh và danh tiếng tốt của công ty trong mắt khách hàng và cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng, tăng cường giá trị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
Các hoạt động PR bao gồm: viết bài báo cho báo chí, tổ chức sự kiện, hội nghị, triển lãm; tài trợ các chương trình giải trí; xây dựng và quản lý các mối quan hệ với các cơ quan chính phủ và giới truyền thông; cập nhật và quản lý nội dung có ích cho thương hiệu trên website công ty,…
Công cụ 5: Các hoạt động Hỗ trợ/tài trợ (Sponsorship)
Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình khác để thu về các quyền lợi truyền thông. Doanh nghiệp có thể tài trợ cho các sự kiện thể thao, văn hóa, giải trí, triển lãm, chương trình từ thiện và các hoạt động của cộng đồng để quảng bá thương hiệu, tạo nhận thức và tăng cường hình ảnh công ty trong mắt khách hàng tiềm năng và hiện tại.
Khi tài trợ cho một sự kiện hoặc hoạt động nào đó, doanh nghiệp có thể có được quyền trưng bày sản phẩm của mình trong các sự kiện đó. Hoặc, doanh nghiệp cũng có thể được đặt logo hoặc banner quảng cáo của mình tại các điểm quan trọng, dễ thấy trong sự kiện.
Các hoạt động Hỗ trợ/tài trợ giúp công ty tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Tuy nhiên, việc tài trợ cũng có những rủi ro và hạn chế, như chi phí đầu tư cao, không đảm bảo hiệu quả marketing.
Công cụ 6: Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Hoạt động Bán hàng cá nhân (Personal Selling) là hình thức nhân viên sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các mạng xã hội online,… Qua các cuộc tư vấn như vậy, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, nhà bán hàng có cơ hội đáp ứng các nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, tăng cường mối quan hệ khách hàng và giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng.
Công cụ 7: Tiếp thị mạng xã hội (Social Marketing)
Tiếp thị mạng xã hội là một phương pháp tiếp thị phổ biến hiện nay, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhờ tính linh hoạt, hiệu quả và chi phí thấp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube, v.v. để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trong tiếp thị mạng xã hội, các doanh nghiệp thường sử dụng các chiến lược như tạo nội dung hấp dẫn, chia sẻ thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ của mình để tương tác với khách hàng thông qua các bình luận, tin nhắn.
Trên đây là toàn bộ A-Z thông tin về truyền thông Marketing tích hợp và 7 công cụ “không thể bỏ qua” khi truyền thông Marketing tích hợp. Hãy áp dụng ngay hôm nay để có cho mình những thành tựu từ phương thức truyền thông này.